“Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là nhà lao Cây Dừa. Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh tại Trại giam tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Trong thời gian tồn tại không đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế“.
Lối vào Nhà tù Phú Quốc
Tham quan khu di tích nhà tù tận mắt chứng kiến những hiện vật để lại tại đây bạn sẽ thấy rõ hơn lòng yêu nước của đồng bào ta, hiểu hơn về lịch sử của dân tộc Việt Nam, 1 dân tộc anh hùng.
Hệ thống canh gác tuyệt mật để không một chiến sĩ nảo đào tẩu tại Nhà tù Phú Quốc
Dù thế nhưng đã những lần vượt ngục thành công của các chiến sĩ bằng cách đào đường hầm chỉ với những vật dụng đơn giản như muỗng, cà mèn...
Đã có 41 lần vượt ngục và khoảng 300 chiến sĩ đã trở về được với cách mạng không chỉ bằng đào đường hầm mà còn cả vượt rào, đánh quân cảnh, hải quân.
Đến với nhà tù Phú Quốc bạn sẽ tận mắt thấy, tai nghe những gì đã diễn ra tại đây đối với các chiến sĩ của chúng ta. Càng thấy được lòng dũng cảm của các đồng chí trước sự hành hạ về thể xác cả tinh thần họ vẫn kiên cường bất khuất hiên ngang trước kẻ thù.
Các chiến sĩ bị nhốt vào chuồng cọp đầy kẽm gai giữa trời nắng, không một giọt nước.
Tra tấn dã man bằng mọi biện pháp để lấy được thông tin
Nhà lao Cây Dừa được công nhận là di tích lịch sử năm 1996 và bắt đầu mở cửa đón du khách đến tham quan.
Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách. Có những tù nhân cũ trở về thăm lại nhà ngục xưa. Nhiều du khách trẻ tuổi ở mọi miền đất nước, khi đến Phú Quốc du lịch, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, cũng không quên ghé thăm di tích này. Khách nước ngoài đến thăm di tích mỗi lúc một đông hơn. Còn học sinh trên đảo thường đến đây để học những trang sử sống động về Phú Quốc và lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Tác giả bài viết: UniViet
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn