Với16 lưu ý khi đi du lịch Châu Âu dưới đây, chắc chắn sẽ mang lại một chuyến du lịch thú vị và đáng nhớ.
1. Lưu ý khi xin visa du lịch Châu Âu Khi làm thủ tục giấy tờ, nếu bạn nộp đơn xin cấp visa Schengen – visa Châu Âu ở Đại sứ quán nước nào thì nước đó sẽ là điểm đến đầu tiên trong khối Châu Âu hoặc là nơi lưu trú dài ngày nhất trong chuyến đi.
Thủ tục hồ sơ xin visa du lịch Châu Âu bao gồm: - Giấy tờ chứng minh về nhân thân - Giấy tờ chứng minh hoàn cảnh xã hội, nghề nghiệp - Giấy tờ chứng minh tài chính - Xác nhận chỗ ở - Phương tiện đi lại - Bảo hiểm du lịch hồi hương Bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây: Visa du lịch Châu Âu (Schengen)
2. Lưu ý khi nhập cảnh Châu Âu - Lượng ngoại tệ bạn được mang theo là 5.000USD (khoảng hơn 100 triệu đồng). - Tuyệt đối không mang theo hàng giả, hàng nhái khi nhập cảnh vào các nước Châu Âu. - Đối với những đồ vật có giá trị trên 300 USD như camera, máy ảnh loại lớn thì bạn sẽ cần phải khai báo với nhân viên hải quan.
- Bạn cần phải mang theo hộ chiếu gốc để làm thủ xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. - Khi nhập cảnh vào các nước Châu Âu, bạn nên ăn mặc lịch sự, cư xử văn minh và trả lời tự tin những câu hỏi của nhân viên hải quan.
3. Lưu ý về hành lý Với mỗi hãng hàng không sẽ có những quy định về hành lý riêng, trọng lượng riêng. Trong trường hợp, bạn mang thừa số cân quy định thì bắt buộc số hàng còn lại bạn phải ký gửi.
Một số quy định của hãng hàng không Đối với hãng Vietnam Airlines Theo quy định mới nhất của hãng Vietnam Airlines, với những khách hạng thương gia số kiện hàng được mang theo là 32kg. Còn đối với hạng phổ thông được mang theo 23kg. Trọng lượng kg xách tay được tăng lên thành 12-18kg so với 7kg trước đây. Đối với hãng không Vietjet Hành lý ký gửi Vietjet Air không kèm theo vé máy bay ngoại trừ 7 kg hành lý xách tay của Vietjet Air quy định. Vì vậy bạn muốn mang thêm hành lý, bạn phải mua hành lý trả trước theo các gói cước ưu đãi trả trước tại website, phòng vé, đại lý.
4. Thời tiết Châu Âu được bao quanh hầu hết là biển, lại nằm sát với cực Bắc của trái đất nên có khí hậu hải dương ôn đới. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè khoảng 34 độ C và thấp nhất vào mùa đông có thể xuống tới -20 độ C. Thời tiết Châu Âu cũng chia thành 4 mùa rõ rệt trong năm và thời gian mỗi mùa khá tương đồng với Việt Nam: - Mùa xuân (tháng 2 - tháng 4) nhiệt độ từ 6 - 20 độ, đây là thời điểm du lịch Châu Âu diễn ra nhiều lễ hội, sự kiện và cũng là mùa của những loài hoa bắt đầu thi nhau nở rộ. - Mùa hè (tháng 5 - tháng 7) nhiệt độ từ 25 - 34 độ, thời tiết Châu Âu vào hè ngày nào trời cũng nắng và trong xanh, tuy nhiên sẽ không nóng nực như ở Việt Nam. Vì vậy, bạn có thể thỏa thích dạo bộ, ngắm cảnh thiên nhiên.
- Mùa Thu (tháng 8 - tháng 10) nhiệt độ từ 18 - 28 độ. Có lẽ vào thu đất nước nào cũng mang trong mình một vẻ đẹp lãng mạn và các nước nằm trong khu vực Châu Âu cũng không ngoại lệ. Chắc chắn du lịch Châu Âu mùa thu, bạn sẽ bị mê mẩn bởi cảnh lá vàng ngập tràn trời Âu.
- Mùa đông (tháng 11 - tháng 1) nhiệt độ từ -20 độ C đến 13 độ C. Với rất nhiều trò chơi thể thao mùa đông diễn ra trong thời điểm này như trượt tuyết, trượt băng, dựng lều tuyết... nếu may mắn đi vào đúng dịp lễ giáng sinh, đón năm mới, thì bạn có thể tận hưởng được bầu không khí nhộn nhịp, đông vui của cư dân nơi đây. Như vậy, dựa vào điều kiện cũng như sở thích, bạn có thể tự lựa chọn chuyến du lịch Châu Âu mà bạn thấy phù hợp nhất.
5. Tiền bạc - Đồng tiền chung của khối châu Âu là EURO. Tỷ giá ngoại tệ 1Eur = 26.000 VNĐ (theo tỷ giá ngày 10/7) - Trước khi đi du lịch Châu Âu, bạn có thể đổi trước tiền và mang tiền mặt không quá 10000 Eur/người, nếu bị nhân viên hải quan phát hiện sẽ bị tịch thu tiền phạt do vi phạm luật thuế. - Bạn cũng có thể dùng thẻ visa, mastercard ở hầu hết mọi quốc gia ở phía Tây và Bắc Âu. - Khi đến Đức, Hà Lan và các nước Đông và Nam Âu, bạn nên mang theo tiền mặt vì nhiều nhà hàng và cửa hiệu ở đây không chấp nhận hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng.
- Bạn nên chuẩn bị tiền xu lẻ để sử dụng các phương tiện công cộng như nhà vệ sinh, máy bán nước tự động... - Nên đổi loại tiền euro mệnh giá nhỏ như : 5 euros, 10 euros, 20 euros - Lưu ý không nên đổi tiền ở sân bay vì tỷ giá thường rất thấp, và chỉ đổi tiền ở các chi nhánh ngân hàng và điểm đổi tiền minh bạch.
6. Trang phục - Mùa Ðông: thời tiết Châu Âu vô cùng lạnh, nên bạn cần mang mũ len, găng tay, khăn choàng cổ, những chiếc áo khoác dày. - Mùa hè: nên mang theo 1 áo khoác mỏng, khăn quàng mỏng, mũ, kính râm.
- Nên mang giày thể thao, sandal, giày nhẹ đế thấp bằng thoải mái, tránh mang guốc cao vì trong chuyến du lịch, bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều. - Đề phòng thời tiết thất thường, bạn nên mang theo một chiếc ô nhỏ bên mình.
7. Thuốc Mỗi quốc gia có một quy định cụ thể về danh mục các loại thuốc được phép nhập cảnh. Nếu mang theo loại thuốc nằm trong danh mục cấm, bạn có thể phải bỏ lại số thuốc đã chuẩn bị, bị phạt tiền hoặc nặng hơn là cấm nhập cảnh.
Như vậy, để tránh gặp vấn đề rắc rối bạn nên tìm hiểu kỹ những loại thuốc nằm trong danh mục được phép và không được phép mang vào các nước Châu Âu.
8. Ngôn ngữ Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến ở các nước nằm trong khu vực Châu Âu, tuy nhiên nhiều người châu Âu nói tiếng Anh tương đối dễ hiểu vì tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Vì thế, bạn có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp với người dân nơi đây. Nếu không giao tiếp được thông thạo thì bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
9. Cư xử - Xếp hàng thứ tự tại các quầy làm thủ tục xuất nhập cảnh, quầy đổi tiền, quầy vé, quầy tính tiền, hay nơi mua bán hàng hoặc toilet công cộng. - Không xả rác, hút thuốc nơi có bảng cấm. - Không vứt tàn thuốc, nhả bã kẹo cao su, khạc nhổ bừa bãi … tại những nơi công cộng
- Khi qua đường phải đi đúng vạch dành cho người đi bộ hoặc dùng hầm chui hay cầu vượt. - Không nên nói lớn tiếng tại những nơi công cộng như: khách sạn, nhà hàng. - Người Châu Âu thường dùng các từ: “Hello” hay “Hi” khi gặp nhau trong thang máy hay ngồi cùng bàn ăn. “Xin vui lòng – Please” “Cảm ơn – Thank you” “Xin lỗi – Sorry”
10. Phương tiện giao thông Ở một số thành phố ở Châu Âu, bạn có thể sẽ phải đi bộ 1 đoạn đường khá dài vì chính sách cấm xe cộ do mật độ khách du lịch quá đông.
Giá Taxi tại Châu Âu cực kỳ đắt đỏ, nếu không muốn bị mất một khoản tiền lớn thì bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, xe điện ngầm.
11. Ăn uống ở nhà hàng Hãy tìm hiểu về những quy định của nhà hàng, một số nhà hàng cho bạn mang đồ uống vào nhưng lại tính phí rất cao.
Nếu ở Đức bạn yêu cầu trả lại vài cent tiền thừa thì được coi như là biểu hiện của việc bạn không hài lòng về bữa ăn… Bạn có thể bị phạt, khi đi ăn mà bạn lấy dư thừa đồ ăn và bỏ phí.
12. Mua sắm Nếu không lên kế hoạch chi tiết những thứ cần mua, chắc chắn bạn sẽ bị lôi cuốn bởi các món đồ hàng hiệu giá rẻ, những sản phẩm đặc trưng hay những món quà lưu niệm.
Và hãy lưu ý rằng bạn không nên mua hàng giả tại các nước Châu Âu, vì nếu bạn bị nhân viên hải quan phát hiện mang hàng giả, bạn sẽ phải chịu một mức phạt rất cao.
13. Điện, điện thoại - Châu Âu sử dụng điện 220 Volt, 50 Hz. - Tránh gọi điện tại khách sạn vì bạn sẽ bị tính phí đắt gấp 3 lần so với ở bên ngoài.
- Hãy sử dụng một chiếc sim 3G trả trước của một nhà mạng ở Châu Âu hoặc bạn có thể sử dụng những mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Viber, Zalo, Skype,… để liên lạc với người thân nhằm tiết kiệm chi phí.
14. An ninh Châu Âu là điểm đến đáng mơ ước của nhiều du khách, tuy nhiên vẫn có nhiều người khi đi du lịch Châu Âu phàn nàn về vấn đề trộm cắp.
Thủ thuật của những tên trộm đã đạt đến tầm “nghệ thuật”, vì vậy bạn hãy cẩn trọng khi đi trong đám đông hay di chuyển trên các phương tiện công cộng. Và tránh mang nhiều tiền trong người cũng như mang nhiều vật có giá trị lớn.
15. Các phí dịch vụ trả tiền - Có rất nhiều dịch vụ bạn phải trả tiền khi đến Châu Âu như: phí đi vệ sinh, phí xem ti vi… - Ði vệ sinh, thường sẽ phải trả 50 xu … trừ một số nơi khác được miễn phí.
- Bạn hãy cẩn thận với hành động mở cửa minibar và không lấy đồ uống, nhưng bạn vẫn bị tính phí. - Bạn cũng nên đổi nhiều tiền lẻ, mệnh giá nhỏ 5 và 10 euro để thuận tiện chi trả cho các dịch vụ.
16. Một số lưu ý khác - Bạn nên chỉnh đồng hồ của mình trùng với đồng hồ của địa phương và đảm bảo đúng giờ hẹn của đoàn. - Không đưa tiền cho ăn xin hay nói chuyện với họ. - Khi rời khách sạn, bạn nên mang theo tấm card của khách sạn. - Tuyệt đối không được tách đoàn và phải nghe theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên - Hãy xin thông tin liên lạc của hướng dẫn viên hoặc trưởng đoàn để tránh trường hợp khi lạc đoàn hay gặp các vấn để rắc rối khác. 16 điều lưu ý khi đi du lịch Châu Âu ở trên, UniViet Travel mong rằng nó sẽ giúp chuyến du lịch của bạn trở nên thuận lợi hơn. Và còn chần chờ gì nữa mà không tham khảo ngay chương trình tour Châu Âu tự chọn GOEUGO tại đây.