LỄ HỘI GION THÁNG 7 - LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LỚN NHẤT NƯỚC NHẬT

Thứ sáu - 12/07/2019 19:26
     Xứ sở Mặt trời mọc nổi tiếng với nền văn hóa truyền thống cùng nhiều lễ hội đặc sắc mang màu sắc dân tộc, từ trong lịch sử Kyoto từng chịu nhiều thiên tai lũ lụt, động đất, dịch bệnh… Do đó, Lễ hội Gion ra đời nhằm xoa dịu cơn thịnh nộ của thiên nhiên đem đến sự bình yên và vui vẻ cho cuộc sống của người dân Nhật ở một đất nước nhiều thiên tai. Lễ hội góp phần đưa lại sự phồn thịnh của thành phố Kyoto, được lưu giữ và duy trì trở thành một nét văn hóa mang đậm dấu ấn truyền thống.


 
        Lễ hội Gion hay gọi là Gion-Matsuri (祇園祭) là một trong ba lễ hội văn hóa truyền thống lớn nhất nước Nhật, hai lễ còn lại là Tenshin của Osaka và Kanda của Tokyo. Đa phần những nghi lễ quan trọng của lễ hội Gion được tổ chức tại Đền Yasaka, Kyoto vào tháng 7 hàng năm. Lễ hội này đã có lịch sử hơn 1000 năm và được bắt nguồn từ lễ tẩy trần để cầu các vị thần giảm tránh gây hỏa hoạn, lụt lội, động đất.


 
       Năm 869, Nhật bản gặp một trận đại dịch bệnh nghiêm trọng, hoàng đế Seiwa đã tới điện thờ Yasaka cùng người dân gửi lời cầu nguyện tới các vị thần. Nhật Hoàng đã cho làm 66 cỗ xe trang trọng (tượng trưng cho 66 tỉnh thành lúc đó) để cùng tham gia cầu nguyện và dịch bệnh đã được dập tắt. 

Các hoạt động phong phú trong lễ hội thu hút người dân và khách du lịch quốc tế

        Lễ hội diễn ra xuyên suốt trong cả tháng 7, với rất nhiều sự kiện và các lễ nhỏ. GION là một trong số lễ hội kéo dài nhất ở Nhật, bắt đầu bằng Kippu-iri Festival và kết thúc bằng lễ hội Eki-jinja Natsukoshi vào 31/7. Đỉnh cao là lễ hội Yamaboko Junko vào ngày 17/7 với những chiếc xe rước lớn được trang hoành rực rỡ sẽ đựợc diễu hành khắp các đường phố Kyoto.

 

 
1-5/7 : Kippuiri, nghi lễ khai mạc của lễ hội, được thực hiện trong từng khu phố
2/7: Kujitorishiki, lựa chọn thứ tự diễu hành, được thực hiện trong tòa hội đồng của đô thị.
7/7 : Lễ viếng thăm điện thờ của những đứa trẻ chigo (trẻ em làm nhiệm vụ giúp đỡ các nhà sư trong việc cử hành các nghi lễ, ca hát) của Ayagasaboko
10/7 : Diễu hành đèn lồng để chào đón đền thờ di động mikoshi

 

 
10/7 : mikoshi arai , lễ thanh tẩy của mikoshi bằng nước thánh từ Sông Kamo
10-13/7 : Lắp ráp xe rước .

 
 


"Yamaboko" được lắp ghép mỗi năm cho lễ hội Gion, vô cùng công phu và hoành tráng.
Sau khi lễ hội kết thúc sẽ lại tháo dỡ ra. 

 
Sáng 13/7: Lễ viếng thăm đền thờ của những đứa trẻ chigo của Naginataboko
Chiều 13/7: Lễ viếng thăm đền thờ bởi những đứa trẻ chigo của Đền Thờ Kuse
14/7 : Yoiyoiyoiyam
15/7 : Yoiyoiyama
16/7 : Yoiyama
16/7 : Yoiyama shinshin hono shinji , các cuộc biểu diễn nghệ thuật
17/7 : Cuộc diễu hành của các xe rước yamaboko .
         Đây là phần quan trọng nhất trong sự kiện được người dân chờ đón, là tâm điểm của cả mùa lễ hội. Tại đây, hệ thống kiệu lớn được gọi là hoko, và kiệu nhỏ được gọi là yama. Tất cả có 32 cỗ kiệu trong đoàn diễu hành, 23 yama và 9 hoko. Yama là kiệu người khiêng với cân nặng khoảng 1.5 tấn, chiều cao 6 mét; nhưng kích thước đáng kể này so với hoko vẫn được coi là “chú lùn” nhỏ bé. Hoko là kiệu có 2 tầng gắn bánh xe, nặng 5-12 tấn, cao khoảng 25 mét, và di chuyển nhờ sức kéo của cả một đoàn người phía trước. Đoàn người kéo thường từ 40- 50 người, gọi là Hikiko, 4 người ngồi trên mái kiệu để kiểm soát sự di chuyển của kiệu được gọi là Yanekata, 2 người đứng trước hô khẩu hiệu Ondori. Trên tầng 2 của kiệu có tới 35 - 40 người chơi nhạc cụ để lễ hội tăng thêm phần khí thế. Những chiếc kiệu khổng lồ được trang trí bắt mắt vô cùng di chuyển trên đường phố nhờ sức mạnh và sự đoàn kết của con người trong giai điệu truyền thống tươi vui và tiếng reo hò náo nức của người tham gia, có thể nói là một trong những điều hấp dẫn nhất của lễ hội đặc sắc này.

 

24/7 : Cuộc diễu hành của mikoshi từ Đền Thờ Yasaka đến thành phố
24/7 : Cuộc diễu hành của hanagasa hay “ chiếc ô hoa “
24/7: Cuộc diễu hành của mikoshi từ thành phố về Đền Thờ Yasaka
28/7 : Mikoshi aria, tẩy trần mikoshi với nước thánh từ Sông Kamo
31/7 : Kết thúc lễ hội tại Đền Thờ Eki


  Một góc của lễ hội GION  

      Chúng ta có thể thấy bên cạnh những cuộc diễu hành trong lễ hội là các hoạt động không kém phần sôi nổi, náo nhiệt như Yoiyoiyoiyam, .. Vào những ngày này khu phố thương mại dành riêng cho người đi bộ, những gian hàng bày biện hai bên đường tạo thành dãy phố nối liền nhau gồm các quầy bán thức ăn: gà xiên nướng, bánh xèo Nhật Bản, Bánh cá nướng, ..và nhiều món ăn đặc sắc khác; nô nức trong không khí lễ hội với những đèn lồng sáng rực, âm thanh sống động, thưởng thức ẩm thực, chơi trò chơi và hòa mình vào không khí vui tươi nhộn nhịp.

 

 
     Nếu có cơ hội ghé Nhật vào dịp này, bạn đừng quên đến thăm Kyoto để có những trải nghiệm tuyệt vời với lễ hội Gion nhé!

Tác giả bài viết: THẠCH THẢO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Comment Facebook

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn