Thức ăn được ưa thích của Nhật là gì?
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản đã tồn tại được hàng ngàn năm, là một quốc đảo độc lập và có xu hướng ẩm thực riêng biệt, Nhật Bản phát triển văn hóa này thành một truyền thống độc đáo, sống động. Kết quả là Nhật Bản hiện nay có một số lượng lớn các món ăn đặc sắc hấp dẫn. Trong đó phải kể đến một vài món ăn nổi tiếng được biết đến nhiều nhất dưới đây:
1. Makizushi Makizushi là sushi được cuộn thành hình dài và được cắt thành các phần ngắn hơn trước khi được phục vụ. Từ makizushi có thể được dịch là "sushi roll". Nó thường được gọi đơn giản là maki, thường có rong biển (nori) ở bên ngoài nhưng cũng có thể được quấn với lá như tía tô (shiso) . Maki được làm đầy với cơm sushi và các nguyên liệu như cá sống, cá nấu chín và rau.
Ở Nhật, súp miso cũng quan trọng đối với bữa sáng như cà phê. Đó là món súp dashi (nước dùng được đun từ rong biển, cá ngừ bào hay cá khô), miso và đậu phụ. Món ăn này thường bao gồm nhiều loại rau, hải sản và thịt. Súp miso ngon thường phải cân bằng các thành phần nổi và thành phần chìm.
Yakitori có thể được dịch nghĩa là "gà nướng". Đây là một kiểu thực phẩm bao gồm hàng chục món được nướng trên xiên tre mỏng bao gồm mọi phần thịt gà, đậu phụ và rau cải. Nhà hàng Yakitori thường là các điểm ăn uống sôi động .
Tempura thường dành cho một bữa ăn nhẹ. Cá và rau được phủ một lớp bột nguội rồi chiên một cách cẩn thận ở nhiệt độ thấp trong một thời gian ngắn để bảo quản hương vị của các thành phần. Món ăn này được phục vụ với nước sốt tentsuyu được làm từ ba đến bốn phần súp dashi với một phần mirin (rượu gạo có vị ngọt dùng trong chế biến món ăn) và một phần nước tương.
Đậu nành Nhật non nguyên trái, tươi xanh được rắc một ít muối rồi xóc đều và tách hạt. Edamame thường thu hoạch bằng tay nhằm không làm hại vỏ mỏng manh và hạt đậu bên trong.
Phần sợi hay phần mì của Ramen thường được làm từ lúa mì, muối và kansui (chất phụ gia chứa kiểm), có màu vàng sẫm rất hấp dẫn. Sợi mỳ Ramen nhỏ, có thể xoăn, thẳng, tròn hoặc vuông tùy nơi sản xuất ở từng địa phương. Phần nước dùng chủ yếu được hầm từ xương heo hoặc xương gà trong khoảng ít nhất 10 tiếng để đảm bảo độ ngon ngọt, đậm đà. Ngoài sợi mì nhỏ, dai và nước dùng đậm đà thì phần nhân bổ sung cũng hấp dẫn không kém, thông thường mì Ramen được ăn kèm với thịt heo thái lát mỏng, rong biển, trứng, chả cá Nhật, ngô và bắp cải.
Một loại bánh dày Nhật được làm từ việc kết hợp từ gạo nếp và các nguyên liệu khác nhau được biết đến với tên gọi là mochigome. Bánh mochi được sử dụng như một trong các món ăn Nhật và món tráng miệng.
Okonomiyaki - bánh xèo Nhật, là món ăn sử dụng bột mì đã hòa trộn các nguyên liệu hải sản và rau vào nước, rồi nướng trên một bàn nướng Teppan, sau đó chấm với nước sốt để ăn. Có hai loại Okonomiyaki nổi tiếng ở hai vùng khác nhau: đó là Okonomiyaki vùng Kansai - là loại bánh xèo được chế biến bằng cách trộn đều bột mì với các nguyên liệu rồi đem nướng, và Okonomiyaki vùng Hiroshima - loại bánh được xếp lên bàn nướng mà không trộn bột với nguyên liệu.
Các loại hải sản tươi sống được thái lát và trình bày một cách thẩm mỹ, điều này rất quan trọng đối với các món sashimi. Thường nguyên liệu chính người Nhật dùng để chế biến Sashimi là các loài cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá basa…bên cạnh đó các loài hải sản khác như bạch tuộc, tôm biển cũng rất thích hợp để chế biến thành món ăn sống độc đáo này. 10. Oden Oden là một món ăn truyền thống của người Nhật. Hình thức món ăn này khá giống với món lẩu nhưng cách chế biến lại tương tự các món hầm. Nguyên liệu cho món Oden thường thấy là củ cải trắng, trứng gà, đậu hũ, các loại chả cá,...và theo khẩu vị từng địa phương có thể cho thêm bạch tuộc hoặc gân bò. Oden ban đầu thường được gọi là misodengaku hoặc dengaku, thạch konnyaku hoặc Tofu (đậu hũ) được nấu chín và ăn kèm với Miso. Sau này, thay vì sử dụng miso, các nguyên liệu lại được nấu với dashi và từ đó Oden trở nên phổ biến.
Một loại mì lạnh được làm từ bột kiều mạch hoặc lúa mì. Mì soba có thể được phục vụ nguội kèm nước tương hoặc dùng nóng như một món mì nước. Mì soba còn được chia ra hai loại là Morisoba (không có rong biển) và Zarusoba (có rong biển). Thông thường, nhiều người vẫn chọn Zarusoba vì loại có rong biển này sẽ đậm đà lại thơm mùi hoà quyện rong biển hơn.
“Natto” là những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với Enzim (Bacillus natto) ở một môi trường 40oC trong vòng 14-18 giờ để lên men thành những hạt đậu có màu nâu, độ nhờn nhớt cao, có mùi nồng nặc rất khó chịu với người không quen. Theo kinh nghiệm của nhà sản xuất cho biết khi độ nhớt càng cao thì chất lượng Natto càng tốt và vị càng ngọt. Là một món ăn dân dã rất phổ biến ở nông thôn Nhật bản, họ thường ăn cơm sáng với Natto, nước tương với rong biển phơi khô (Nori) và trứng gà sống.
Onigiri là cơm nắm, tiếng Nhật tương đương với bánh sandwich. Theo truyền thống, onigiri có chứa umeboshi (mơ muối), shake (cá hồi muối), katsuobushi hay các thành phần được muối hay chua khác.
Karēraisu - món cà ri Nhật Bản dựa trên Curry của Hải quân Anh. Món cà ri Nhật Bản được dùng chung với cơm hoặc mì soba hoặc udon. Ở Nhật Bản, có rất nhiều món cà ri khác nhau, thể thiện sự phong phú của ẩm thực từng vùng. Hiroshima có món cà ri nấu với con hàu đánh bắt ở địa phương, trong khi ở Aomori, nơi nổi tiếng với việc trồng táo, táo được dùng rất nhiều trong món này.
Udon là một loại mì được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong các loại mì ở Nhật. Sợi mì có đường kính thông thường khoảng 1 cm, cỡ bằng một cây đũa. Tuy nhiên, ở Nhật có rất nhiều biến tấu về sợi mì udon. Món mì Udon truyền thống và cơ bản nhất của người Nhật là món Kake-udon. Kake có nghĩa là chan lên, nghĩa là chỉ có chan nước dùng vào mì, không thêm thứ khác. Mì Udon đơn giản chỉ là dùng bột mỳ, muối và nước thêm vào công đoạn nhào nặn nhưng phụ thuộc vào kỹ thuật lên men và chế biến nó sẽ có hương vị của bột mỳ kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai. Mì Udon cơ bản chia làm hai loại: một là Udon thường, sợi mỳ dày hơi vuông, giá cả bình dân và mì Udon Inaniwa, mảnh như sợi tóc, vàng ươm và giá thành cũng tương đối đắt
Kaiseki là một bữa ăn nhẹ với số lượng thức ăn đa dạng của người Nhật, có thể bao gồm 5-16 món. Mỗi món được trình bày trong bát đĩa nhỏ và tạo hình thẩm mỹ. Mùa gì ăn thức nấy, nguyên liệu nào đang ngon thì nấu nguyên liệu đấy, đây chính là quy tắc vàng trong chế biến kaiseki. Quy tắc vững chắc này không chỉ đem lại cho bữa kaiseki của bạn những nguyên liệu tươi ngon nhất trong năm, mà còn giúp bạn hiểu thêm về quan niệm mĩ học của người Nhật: Con người hòa hợp với đất trời, từ thơ haiku đến món ăn trong kaiseki cũng nương theo từng mùa thay đổi.
Yakiniku, theo nghĩa đen: thịt nướng, thịt nướng kiểu Nhật Bản. Toàn bộ nguyên liệu thịt được sử dụng trong Yakiniku phải là thịt tươi, ngon, được chọn lựa theo tiêu chuẩn khắc khe nhất. Mỗi lát thịt nướng có độ dày đúng “chuẩn” chỉ 0.5cm và rộng khoảng 4cm để không chỉ vừa miệng mà chỉ cần nướng mỗi mặt một lần là vừa chín tới, ngọt, mềm, thơm. Một nguyên tắc bất biến trong công đoạn ướp gia vị là làm sao để giữ được hương vị tự nhiên của thịt. Để làm được điều đó, các loại gia vị dùng để tẩm ướp được chế biến hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên. Sự tinh tế trong ẩm thực Nhật thể hiện đậm nét ở nước sốt của Yakiniku, mỗi loại thịt sẽ được đi kèm cùng một loại nước sốt đặc biệt, giúp “đánh thức” vị giác của bạn khi nếm món thịt nướng. Phong cách nướng Yakiniku mang trọn sự kết hợp hài hòa giữa thịt và rau củ nướng giúp bữa ăn thịt nướng vừa ngon lại tốt cho sức khỏe. Chính sự cân bằng dưỡng chất trong chế độ dinh dưỡng là bí quyết để xứ sở mặt trời mọc trở thành một trong những nơi có tuổi thọ người dân cao nhất thế giới.
Takoyaki là một loại bánh nướng ăn nhẹ có hình cầu làm bằng bột mì với nhân bạch tuộc, nướng trong chảo takoyakiki. Thành phần chính của nhân bánh là bạch tuộc băm hay thái hạt lựu có thể độn thêm một số thứ khác và rắc thêm một số gia vị cũng như còn được tẩm với nước sốt tùy vào công thức mà chúng có thể khác nhau. Yuba - tàu hủ ki, là một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản, được làm bằng cách đun sôi sữa đậu nành và vớt lấy lớp màng trên bề mặt. Tàu hũ ki hay còn gọi là phù chúc hoặc váng đậu là một sản phẩm làm từ đậu nành. Trong quá trình nấu đậu, một lớp đậu mỏng chứa đạm và chất béo sẽ hình thành trên bề mặt nồi sữa đậu. Người ta sẽ vớt lớp màng mỏng này và phơi khô để thành tàu hũ ki.
Sukiyaki là món lẩu ăn cùng với các gia vị như là Mirin, đường, nước tương, cùng với các nguyên liệu như thịt bò thái lát mỏng, hành tây, rau cải cúc, nấm đông cô, đậu phụ, Shirataki.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.univietravel.com là vi phạm bản quyền