CÁC LỄ HỘI MÙA HÈ NHẬT BẢN

Thứ năm - 15/06/2023 05:33

Mùa hè ở Nhật Bản được coi là “mùa của các lễ hội”, khi mà rất nhiều lễ hội có quy mô lớn và đặc sắc được tổ chức, nổi bật như là lễ hội Tenjn, lễ hội Gion, lễ hội pháo hoa Sumidagwa, và lễ hội Tanabata (lễ hội Thất tịch) được tổ chức vào tháng 7, lễ hội Aomori Nebuta được tổ chức vào tháng 8, và lễ hội Obon được tổ chức vào tháng 7 hoặc tháng 8 tuỳ theo vùng miền,… Đây đều là các lễ hội mà du khách không nên bỏ qua khi đến du lịch Nhật Bản vào mùa hè.

1. Lễ hội pháo hoa mùa hè Sumidagawa

 
lễ hội pháo hoa SumidagawaPháo hoa được bắn ở Tokyo

Khi nhắc đến các lễ hội mùa hè Nhật Bản thì thật sai lầm khi chúng ta không nhắc đến các lễ hội pháo hoa mùa hè Nhật Bản, trong số đó ta có thể kể đến Sunmidagwa, lễ hội pháo hoa lâu đời nhất của Tokyo. Sunmidagwa được lập ra vào năm 1733 do vị tướng quân thứ 8, Tokugawa Yoshimune, với mong muốn dùng để cầu nguyện chấm dứt nạn đói và xua đuổi tà ma. Ngày nay, Sunmidagawa trở thành một trong những lễ hội pháo hoa thường niên lớn nhất của Tokyo diễn ra vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 7, có thể thu hút hàng triệu người đổ về tham gia mỗi năm.

Lễ hội pháo hoa Sumidagwa năm 2023 diễn vào lúc 19:00 – 20:30 ngày 29/7 với số lượng pháo hoa lên tới 20.000, du khách có thể ngắm pháo hoa từ nhiều địa điểm ở Asakusa. Vì đây là màn trình diễn bắn pháo hoa ở thành phố cho nên sẽ không có chỗ ngồi trên khán đài. Các địa điểm ngắm pháo hoa lý tưởng là gần bờ sông Sumida, giữa cầu Kotoi và Sakura hoặc giữa cầu Komagata và Umaya.

Thời gian diễn ra: Ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 7

Địa điểm: Tokyo, gần quận Asakusa, bờ sông Sumida


2. Lễ hội mùa hè Gion

 
diễu hành ở lễ hội GionĐoàn diễu hành trên kiệu Yamaboko

Là một trong các lễ hội mùa hè Nhật Bản lớn và lâu đời nhất, Gion Matsuri (lễ hội Gion) có lịch sử hơn 1000 năm và được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể” vào năm 2009. Là lễ hội có quy mô lớn của đền Yasaka, lễ hội Gion có thể thu hút khách tham quan từ cả trong nước và nước ngoài. Đến với lễ hội Gion, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màn diễu hành bằng kiệu Yamaboko độc đáo với kích thước cao đến 25m và nặng 12 tấn dọc theo đường phố của Kyoto.

Thời gian diễn ra lễ hội là từ ngày 1/7 – 31/7 hàng năm. Trong đó 2 ngày diễn ra lễ diễu hành Yamaboko là vào ngày 17/7 và 24/7. Đoàn diễu hành sẽ rước kiệu theo một lịch trình dài khoảng 3 cây số dọc theo đường Shijo, Kawaramachi và Oike. Lịch trịch diễu hành sẽ diễn ra vào 2 ngày: vào ngày 17/7 lúc 9:00 tới 13:00 đoàn sẽ diễu hành từ Shijo đến Karasuma và vào ngày 24/7 lúc 9:30 đến 11:50 đoàn sẽ di chuyển từ Karasuma tới Oike.

Bên cạnh sự kiện chính là màn rước kiệu Yamaboko của lễ hội thì vẫn còn những sự nhỏ khác diễn ra trong lễ hội đáng chú ý như 3 đêm ăn mừng diễn ra trước khi bắt đầu rước kiệu được gọi là Yoiyama (diễn ra lần lượt vào ngày 14,15,16 và 21,22,23 tháng 7). Trong những đêm này, những chiếc kiệu rước sẽ được đặt ở các khu vực khác nhau trong thành phố và du khách có thể được phép tham quan và chiêm ngưỡng.

Thời gian diễn ra: Trong suốt tháng 7

Địa điểm: Kyoto


3. Lễ hội mùa hè Tenjin

 
lễ hội Tenjin trên sông OkawaĐoàn diễu hành thực hiện nghi lễ Funatogyo trên sông Okawa

Tenjin Masturi (lễ hội của nước và ánh sáng) là một trong 3 lễ hội lớn nhất của xứ sở Phù Tang với lịch sử hơn 1000 năm, được tổ chức vào mùa hè ở thành phố Osaka. Lễ hội được tổ chức với mục đích nhằm tôn vinh vị thần học giả Sugawara Michizane, được thờ phụng tại đền Osaka Tenmangu. Để thể hiện sự tôn vinh của mình dành cho vị thần học giả, mỗi năm sẽ có hàng ngàn người tham gia chuẩn bị kiệu cho màn rước đền để di chuyển vị thần qua những con phố và cuối cùng đưa lên con thuyền để đi quanh thành phố Osaka.

Lễ hội mùa hè Tenjin bắt đầu nghi thức khai hội ở đền Osaka Tenmangu vào lúc 7:45 sáng ngày 24/7 để cầu bình an và cầu nguyện cho nghi lễ diễn ra tốt đẹp, đây được xem như là phần lễ chuẩn bị quan trọng cho các sự kiện chính sẽ diễn ra vào ngày tiếp theo. Ngày 25 sẽ là ngày diễn ra sự kiện chính của lễ hội, được gọi là Honmiya với hai hoạt động chính là Rikutogyo và Funatogyo.

Đầu tiên là nghi lễ Rikutogyo sẽ được thực hiện tại đền Osaka Tenmangu vào lúc 1:30 của ngày 25 để đưa thần linh ra khỏi đền và đi tham quan thành phố với sự hộ tống của đoàn diễu hành với quy mô gần 3000 người. Đi đầu đoàn diễu hành là những người đội mũ màu đỏ đánh những nhịp điệu sôi nổi của trống để tạo nên bầu không khí cho lễ hội, tiếp theo là sự xuất hiện của các nhân vật gắn liền với thần đạo Nhật Bản như Saruthiko, vị thần có chiếc mũi đỏ là biểu tượng cho sức mạnh và thần đạo.

Khoảng 1 tiếng sau khi lễ hội bắt đầu, đoàn xe chở mikoshi - chiếc kiệu mạ vàng được trang trí tinh xảo để rước vị thần Michizne bắt đầu xuất phát để rời khỏi ngôi đền và tham gia vào cuộc diễu hành. Sẽ có tổng cộng 3 chiếc kiệu sẽ tham gia vào cuộc diễu hành, nhưng chỉ có chiếc kiệu có hình phượng hoàng được mạ vàng trên đỉnh chính là chiếc kiệu được dùng để rước vị thần Michizne.

Đoàn diễu hành sẽ diễu hành xuyên qua các con phố của Osaka và cuối cùng tiến đến sông Okawa vào lúc 18:00 để tiến hành nghi lễ Funatogyo. Tại sông Okawa, đoàn diễu hành sẽ bắt đầu lên thuyền để tiếp tục nghi lễ. Vào thời điểm này sông Okawa trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết với hơn 100 chiếc thuyền lớn nhỏ tụ tập trên sông và đỉnh điểm là vào lúc diễn ra màn bắn pháo hoa trên sông Okawa như một nghi lễ chào đón thần linh diễn ra vào lúc 19:30 tới 21:00. Sau khi nghi lễ Funatogyo kết thúc, đoàn diễu hành sẽ trở lại đền Osaka Tenmangu vào lúc 22:00 để kết thúc lễ hội.

Thời gian diễn ra: 24 – 25/7 dương lịch

Địa điểm: Đền Osaka Tenmangu -> Sông Okawa


4. Lễ hội mùa hè Tanabata (lễ hội Thất tịch)

 
người dân tham gia lễ hội thất tịchHình ảnh người dân tham gia lễ Thất tịch

Nếu đã biết đã biến đến chuyện tình của Ngưu Lang và Chúc Nữ, thì chúng ta cũng không xa lạ gì với lễ hội Tanabata (lễ hội Thất tịch) của xứ sở hoa anh đào được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 dương lịch hằng năm, đây là một ngày lễ lãng mạn rất phù hợp với các cặp đôi.

Lễ hội mùa hè Tanabata được tổ chức nhằm tôn vinh chuyện tình của 2 vị thần là Hikoboshi và Orihime đại diện cho 2 chòm sao Ngưu Lang và Chúc Nữ. Vào ngày này, người ta sẽ viết những điều ước của mình và treo chúng lên những cành tre để cầu khấn với 2 vị thần Orihime và Hikoboshi.

Lễ hội Tanabata là một trong các lễ hội mùa hè Nhật Bản được tổ chức toàn quốc, nhưng chỉ có 3 nơi tổ chức lớn nhất là thành phố Sendai, Hiratsuka và Anjou.

Thời gian diễn ra: 6 – 8/7 dương lịch

Địa điểm: Thành phố Sendai, Hiratsuka và Anjou.


5. Lễ hội mùa hè Aomori Nebuta

 
kiệu đèn lồng trong lễ hội Aomori NebutaNhững chiếc kiệu đèn lồng trong lễ hội

Thu hút khoảng hơn 3 triệu du khách mỗi năm, lễ hội Aomori Nebuta được UNESCO công nhận là “di sản văn hoá phi vật thể” vào năm 1993. Là một trong 3 lễ hội lớn nhất của xứ sở Phù Tang, lễ hội Aomori Nebuta luôn là một trong các lễ hội mùa hè Nhật Bản được tổ chức thường niên.

Lễ hội mùa hè Aomori Nebuta được tổ chức từ mùng 2 đến mùng 7 tháng 8 hàng năm tại thành phố Aomori. Điểm nhấn của lễ hội là lễ diễu hành của những chiếc kiệu đèn lồng khổng lồ được phỏng theo các nhân vật thần thoại, các vị thần, hay nhân vật lịch sử.

Hơn 20 chiếc kiệu đèn lồng sẽ tham gia vào buổi lễ diễu hành ở thành phố Aomori, chúng thường cao tới năm mét và rộng tới chính mét, và mất cả năm để cho người dân địa phương tạo ra chiếc kiệu đèn lồng. Những chiếc kiệu đèn lồng sẽ được đưa vào buổi trình diễn vào mỗi buổi tối diễn ra lễ hội (trừ ngày cuối cùng khi lễ diễu hành diễn ra vào buổi chiều), các chiếc xe chở những chiếc kiệu đèn lồng sẽ diễu hành vòng quanh trung tâm thành phố Amori với lộ trình là 3 km, mỗi chiếc xe diễu hành đều có hàng trăm người đi cùng bao gồm những người đánh trống taiko, người thổi sáo, và hàng trăm vũ công.

Độ nhộn nhịp của lễ hội Aomori sẽ tăng dần theo từng đêm diễu hành, du khách có thể xem xét và quyết định xem nên tham gia lễ diễu hành vào lúc nào. Ở 2 đêm đầu tiên của lễ hội, các cuộc diễu hành sẽ diễn ra ở quy mô nhỏ với số lượng đèn lồng chỉ bằng 2/3 tổng số đèn lồng ban đầu, ở 3 đêm tiếp theo từ ngày 4 – 6/8 thì các cuộc diễu hành sẽ diễn ra sôi nổi hơn với sự góp mặt đầy đủ của tất cả đèn lồng. Vào ngày cuối cùng, những chiếc kiệu đèn lồng sẽ được trưng bày vào buổi chiều để cho du khách tham quan, sau đó một số chiếc kiệu đèn lồng sẽ được đưa lên thuyền và diễu hành quanh vịnh vào buổi tối. Cuối cùng sẽ là màn bắn pháo hoa kéo dài 2 tiếng đồng hồ dọc bờ sông để kết thúc lễ hội.

Có rất nhiều chỗ ngồi miễn phí cũng như trả phí dành cho du khách dọc theo con đường diễn ra lễ diễu hành, du khách có thể tham gia vào lễ diễu hành và nhảy múa cùng với người dân ở đây bằng cách mặc lên trang phục hateno truyền thống có thể được mua ở các tiệm tạp hoá và siêu thị với mức giá dao động từ 4000 – 7000 yên.

Thời gian diễn ra: Các đêm từ 2 – 7/8 dương lịch

Địa điểm: Aomori


6. Lễ hội mùa hè Obon

 
người dân tham gia lễ hội ObonHình ảnh mọi người tham gia lễ Obon

Nếu như chúng ta có ngày lễ Vu Lan báo hiếu ở Việt Nam, thì ở xứ sở hoa anh đào cũng có một ngày lễ tương tự được gọi là lễ hội Obon. Là một lễ hội có nguồn gốc từ Phật giáo, lễ hội mùa hè Obon hay còn được gọi là Bon là một ngày lễ dành cho con cái thể hiện lòng biết ơn của mình với đấng sinh thành cũng như thờ cúng tổ tiên. Là một trong những lễ hội lớn trong mùa hè, lễ hội Obon thường tổ chức vào tháng 7 hoặc tháng 8 tuỳ theo vùng miền. Điều này dẫn đến việc có 3 cột mốc thời gian chính diễn ra lễ hội Obon.

Lễ hội Bon tháng 7 (Shichigatsu Bon): Được tổ chức vào ngày 15/7 dương lịch. Các vùng tổ chức lễ Obon theo ngày này có thể kể đến như Tokyo, Yokohama và Tohoku

Lễ hội Bon truyền thống (Kyu Bon): Là lễ hội Bon được tổ chức vào ngày 15/7 âm lịch. Các vùng tổ chức lễ Obon truyền thống có thể kể đến như phía Bắc Kanto, Chugoku, Shikoku và các đảo ở phía Tây Nam.

Lễ hội Bon tháng 8 (Hachigatsu Bon): Được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch. Đây là ngày lễ Obon phổ biến nhất được tổ chức ở cố đô Kyoto, thu hút lượng lớn người dân Nhật và khách du lịch đổ về tham gia.

Tuy ngày diễn ra chính của lễ Obon là vào ngày 15, nhưng thường vào ngày 13 các gia đình đã bắt đầu tổ chức lễ đón các linh hồn, ngày 14 – 15 là khoảng thời gian mà linh hồn ở lại nhà và các gia đình sẽ dâng lên đồ cúng truyền thống, và ngày 16 sẽ là ngày lễ đưa tiễn linh hồn, tạm biệt tổ tiên, đây ngày lễ cuối cùng của lễ hội Obon.

Tuần lễ Obon diễn ra vào giữa tháng 8 mỗi năm là một trong những thời điểm bận rộn nhất để đi du lịch, điều này thể hiện rõ ràng tầm quan trọng của lễ hội khi mà phần lớn người Nhật sẽ rời khỏi thành phố vào những ngày như 10/8 để tham gia lễ hội ở Kyoto và trở về vào ngày 17-18 tháng 8, sự nhộn nhịp của lễ hội Bon khi so sánh với các lễ hội mùa hè Nhật Bản khác là không thể so sánh khi nó đem lại nhiều khó khăn cho việc đi du lịch đến đây, du khách nên cân nhắc và xem xét kỹ càng rằng đây có phải là một trải nghiệm đáng để tham gia không.

Thời gian diễn ra: 15/7 âm lịch, 15/7 và 15/8 dương lịch

Địa điểm: Cả nước

Trên đây là danh sách các lễ hội mùa hè Nhật BảnUNIVIETRAVEL đã tổng hợp, mỗi lễ hội đều có một nét đặc sắc riêng và du khách nên đến tham gia một lần khi có cơ hội đến du lịch xứ sở Phù Tang.
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Comment Facebook

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn