Được du nhập từ Trung Quốc nhưng người Nhật Bản lại rất thích món mì và khi đến quốc gia này, mì như trở thành một món ăn được ưa chuộng và phát triển với vô số loại mì khác nhau. Phổ biến nhất và được nhiều người biết đến khi nhắc đến mì Nhật chính là mì Udon, mì Soba, mì Ramen và mì Somen. Lần này, Univiet Travel sẽ giới thiệu với các bạn món mì Udon trước.
Udon là một loại mì được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong các loại mì phổ biến ở Nhật. Sợi mì có đường kính thông thường khoảng 1cm, cỡ bằng một cây đũa ăn cơm vậy. Mì Udon có mặt khắp đất nước Nhật Bản từ những con đường nhỏ, các cửa hàng thực phẩm đến nhà hàng, khách sạn nổi tiếng. Cũng giống như bao nhiêu loại mì khác, vẫn được làm từ bột mì, qua bàn tay nhào nặn của đầu bếp, nhưng chính mùi vị đặc trưng, sự đa dạng về các loại mì Udon và cả ý nghĩa của bát mì Udon đã đưa Udon trở thành một trong những loại mì nổi tiếng trên thế giới.
Lịch sử mì Udon Đến nay lịch sử món mì Udon vẫn còn nhiều tranh cãi cho thấy mì Udon đã xuất hiện ở Nhật Bản từ khá lâu vì không ai còn nhớ thời điểm và vì đâu mì Udon xuất hiện. Người Nhật cho rằng Udon là do các vị sư của Nhật nấu ra để cải thiện bữa ăn. Song một giả thiết khác cho rằng Udon từ Trung Quốc du nhập vào Nhật Bản vào thời đại Nara. Lúc đầu Udon là một loại bánh ngọt tên Konton, có hình viên tròn được làm từ bột mì. Nếu cho Konton vào nước súp nóng để thưởng thức sẽ đổi tên thành “Onton”. Dần dần, tên Onton được biến âm thành “Unton” và cuối cùng là “Udon” đến ngày nay.
Đến nay việc mì Udon bắt đầu bước chân vào thế giới ẩm thực của đất nước hoa anh đào vẫn còn là một bí ẩn
Khi mới xuất hiện, mì Udon là một trong những món ăn cao cấp chỉ dành cho giới quý tộc vì thế rất ít người biết đến và có cơ hội thưởng thức nó, đặc biệt là tầng lớp nông dân.
Tương Miso
Udon chủ yếu được nêm nếm với tương Miso những đến thời Genroku khi nước tương Shoyu ra đời, mì Udon bắt đầu được chuyển sang dùng Shoyu để nấu.
Tương Shoyu đượng sử dụng rộng rãi để làm nước dùng Udon
Đến thời Edo, mì Udon mới được phổ biến rộng rãi đến đời sống ẩm thực của dân chúng. Từ đó mì Udon đã có nhiều biến tấu phong phú hơn trở thành một món ăn đặc sắc của đất nước mặt trời mọc.
Phân loại Các loại mì Udon Đặc trưng của sợi mì Udon là những sợi mì dai, mịn, tạo cảm giác mượt mà cho người ăn. Với những nguyên liệu hết sức thông thường là bột mì, nước và muối nhưng mì Udon lại trở nên ngon đặc biệt. Bí mật ở đây chính là sự kết hợp hoàn hảo, chính xác đến từng chi tiết giữa thành phần bột mì, nước và muốn đã làm nên món mì Udon với sợi mì dai dẻo và mịn màng.
Những sợi mì Udon trắng mịn, dẻo dai
Cách làm mì là như thế nhưng tuỳ mỗi vùng khác nhau, đặc sản khác nhau đã tạo nên nhiều biến thể của mì Udon. Sự đa dạng trong cách chế biến mì udon thể hiện rõ nét văn hóa ẩm thực khác biệt của các vùng miền ở Nhật. Món mì Udon truyền thống và cơ bản nhất của người Nhật là món Kake Udon. Kake có nghĩa là chan lên, nghĩa là chỉ có chan nước dùng vào mì mà không thêm bất cứ gì khác. Cùng lắm rắc thêm một ít hành.
Kake Udon có lẽ là dơn giản nhất trong vô vàn những loại Udon tại Nhật Bản
Tiếp theo phải kể đến là món Kitsune Udon. Nếu ai biết tiếng Nhật nghe món này chắc sẽ giật mình, vì Kitsune trong tiếng Nhật có nghĩa là con cáo mà. Trong khi đó đây là món mì Udon dùng với đậu hủ. Theo truyền thuyết người Nhật loài cáo rất thích ăn đậu hủ nên người ta đặt luôn tên cho món này là Kitsune-udon.
Kitsune Udon gắn liền với truyền thuyết về loài cáo
Nếu bạn nào thích tempura của Nhật thì chắc chắn sẽ thích ngay món Tempura Udon. Nói đến đây bạn sẽ biết đi cùng mì Udon sẽ là tempura. Tuy nhiên để miếng tempura không bị nhão và mềm, mì Udon sẽ được dùng lạnh, nước súp được dựng riêng. Khi ăn chỉ việc chan nước súp lên mì, cho hành, củ cái bào, cho thêm tí chanh vào cùng.
Vị ngọt và béo từ tempura hòa vào nước súp, làm tăng gấp bội hương vị đậm đà của Udon
Một loại mì Udon tiếp theo chính là Oshibori Udon. Nếu đã từng thử qua nước súp mì Udon thì bạn nên thử qua Oshi-bori Udon để thấy sự khác biệt bởi nước súp này hoàn toàn làm từ củ cải trắng. Đầu bếp sẽ mài củ cải trắng, vắt hết nước để cho vào nước dùng. Vì thế nước rất trong, khi ăn dùng kèm với tương miso ngọt, khô cá ngừ bào mỏng để làm giảm vị hăng của củ cải.
Đây là một loại mì Udon rất đặc biệt.
Còn có cả một loại mì Udon dành cho những ai ăn chay mang tên Hotou Udon. Đây là món mì Udon đặc trưng của tỉnh Yamanashi. Sở dĩ gọi là món mì dành cho –Udon được làm từ bí đỏ, cà rốt và nhiều loại rau củ khác nhau.
Dù chỉ toàn rau củ nhưng Hotou Udon vẫn đảm bảo sự thơm ngon của từng sợi mì, của nước dùng
Tất cả rau củ sẽ được hầm trong nồi để làm nước dùng, sau đó cho mì Udon vào. Vậy là có ngay một tô mì Udon thơm phức mùi rau củ.
Nếudu lịch đến Nhậtvào dịp năm mới, bạn sẽ may mắn được ăn thử món Mimi Udon.
Người Nhật gọi đây là Udon cái tai hay Udon tai quỷ vì hình dáng giống như cái tai.
Bột Udon sẽ được cán mỏng, sau đó cắt thành một phần nhỏ rồi gấp lại. Người Nhật tin rằng nếu ăn Mimi Udon vào dịp năm mới, quỷ sẽ không nghe được những điều họ nói vì thế họ sẽ có được một năm mới an lành, thoát khỏi bệnh tật, xui xẻo.
Những miếng Mimi Udon nhỏ xinh lại chứa đựng được những ý nghĩa, quan niệm của người Nhật Bản
Được thưởng thức một trong những loại mì Udon kể trên bạn sẽ thấy được sự đa dạng trong ẩm thực Nhật Bản bởi không phải nơi nào mà mùi vị, cách chế biến, nguyên liệu Udon cũng giống nhau. Thế nhưng nếu nói đã ăn mì Udon Nhật Bản mà không thưởng thức Tam đại Udon thì chưa gọi là đã ăn mì Udon.
Tam đại Udon Tam đại Udon còn được gọi là Sandai Udon. Đây là ba loại mì Udon ngon nổi tiếng từ ba tỉnh của Nhật Bản, đó là Sanuki Udon của tỉnh Kagawa, Inaniwa Udon của tỉnh Akita và Goto Udon của tỉnh Nagasaki. Sanuki Udon - Tỉnh Kagawa Được mệnh danh là “Vương quốc udon” vì thế một trong tam đại Udon thuộc tỉnh Kagawa chẳng có gì đáng ngạc nhiên và giải thích nhiều. Bạn sẽ liên tục bắt gặp những quán ăn, nhà hàng mì Udon trên khắp mọi con đường tại Kagawa.
Sanuki Udon
Trước đây, Udon cũng chỉ là một món ăn thường ngày với người dân Kagawa. Vào thập niên 80, một tờ báo địa phương đã viết một bài báo về món mì Udon ở đây thì mọi chuyện bắt đầu đổi khác. Nhiều nhà hàng chuyên biệt về Udon được giới thiệu trong bài viết đã thu hút sự chú ý của người dân Nhật Bản trên khắp cả nước. Sanuki Udon là tên một loại mì Udon được đặt tên theo nơi đã làm ra món mì trứ danh này, vùng Sanuki thuộc tỉnh Kagawa. Sợi mì Sanuki có dạng vuông, bề ngang khoảng 0,5cm, sợi mì dai, dẻo mịn màng bởi được làm từ bột mì đặc trưng của vùng Sanuki mà không nơi nào trồng được.
Những sợi mì Udon tuyệt hảo từ vùng Kagawa
Và nhờ vị ngon đặc biệt Sanuki Udon trở nên nổi tiếng và ngày nay, rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến Kagawa để thưởng thức món mì này.
Inaniwa Udon - Tỉnh Akita Inaniwa Udon hay còn được biết với tên gọi Sato Yosuke Udon là một món mì Udon trứ danh thứ hai trong tam đại Udon Nhật Bản. Inaniwa Udon được khai sinh từ một ngôi làng nhỏ của vùng Inaniwa, thành phố Yuzawa, tỉnh Akita.
Tất cả những gì có thể miêu tả về loại mì này chính là mịn, mỏng như sợi phở.
Tất cả công đoạn làm mì đều là thủ công chứ không hề dùng đến máy móc từ pha bột, nhào bột, cán bột... Nguyên liệu và kĩ thuật làm mì được gìn giữ và lưu truyền trong gia tộc Sato Yosuke suốt cả trăm năm. Đến năm 1665, công thức làm mì được phát triển thêm và chỉ phục vụ cho gia đình Hoàng tộc. Mãi đến năm 1860, Inaniwa mới được phổ biến cho mọi người dân và đến nay vẫn giữ vững vị trí là một trong ba loại mì Udon ngon nhất Nhật Bản.
Inaniwa Udon luôn ăn kèm củ cải nhật cắt mỏng, củ cải trắng bào, hành, nấm, và rong biển sấy cắt sợi.
Chính vì những lý do đó mà Inaniwa Udon không phổ biến đại trà bởi không phải ai cũng làm được loại mì này và dĩ nhiên các quán ăn hay nhà hàng Udon ở nước ngoài đều không phục vụ được loại mì này.
Goto Udon - Tỉnh Nagasaki Sanuki Udon đặc biệt bởi làm từ loại lúa mì chỉ có ở tỉnh Kagawa, Inaniwa Udon trứ danh bởi công thức được lưu truyền từ một gia tộc tại Akita mà không ai biết được. Vậy Goto Udon nổi tiếng bởi điều gì? Đó chính là từng sợi mì Udon đều được phết lên dầu hoa trà, đặc sản chỉ có của vùng Goto.
Sợi mì Goto Udon có đặc trưng là sợi tròn, đường kính khoảng 2mm.
Có giả thuyết cho rằng kĩ thuật làm mì Goto Udon được du nhập vào thời đại Heian bởi sứ thần nhà Thanh, đây thực sự là một loại mì có bề dày lịch sử.
Mì Goto Udon sẽ được luộc trong nước nóng rồi dùng với nước tương Nhật hoặc nước xốt nấu từ cá.
Mì Goto Udon là một trong những điều tự hào của vùng Goto, tỉnh Nagasaki. Hương vị Cùng là sợi mì Udon nhưng hương vị nước súp lại có sự khác biệt rất lớn theo từng vùng. Đặc biệt là khẩu vị của vùng Kansai và vùng Kanto. Đây cũng là một cách để phân biệt các loại mì Udon. Vùng Kansai (bao gồm Shiga, Mie, Nara, Kyoto, Waka-yama, Osaka, Kobe và Hyogo) Người Kansai có thói quen húp hết nước súp của mì Udon do nước súp có vị nhẹ và thanh đạm. Nước dùng Dashi của khu vực Kansai thường được nấu từ tảo biển trong khoảng 5 phút. Sau đó được nêm nếm với nước tương nhạt Usukuchi Shoyu nên hàm lượng muối trong nước súp rất thấp.
Mì Udon từ vùng Kansai với dashi thanh dịu
Vùng Kanto (bao gồm Gunma, Tochigi, Ibaraki, Saitama, Tokyo, Chiba, và Kanagawa) Khác xa với Kansai, nước súp mì Udon vùng Kanto thường khá đậm bởi nước daishi được nấu hoàn toàn từ cá và thời gian nấu khá lâu, thường hơn một giờ đồng hồ. thường để lại nước súp sau khi dùng hết mì do nước súp của vùng này có vị khá đậm. Người Kanto dùng nước tương đậm Koikuchi Shoyu để nêm nếm nên hàm lượng muối trong nước súp khá cao.
Một tô mì Udon đặc trưng của vùng Kanto
Dù chưa nếm qua nước súp nhưng cũng có thể nhận biết được đâu là mì Udon của vùng Kansai hay Kanto dựa vào màu sắc của nước súp. Nước súp Kansai có màu nhạt và trong hơn trong khi nước súp Kanto có màu đậm hơn.
Một tô mì Udon Khác xa với những loại mì khác, không cầu kì, hoa mĩ, tốn kém thời gian, mì Udon luôn thể hiện mình là một món ăn đơn giản nhưng chứa đựng tất cả những gì đặc trưng nhất trong ẩm thực Nhật Bản.
Udon xào, một món ăn yêu thích của khá nhiều thực khách
Để nấu một tô mì Udon ngon thì nước dashi (tức là nước dùng) là quan trọng nhất. Dashi của mì Udon là nước dùng cơ bản nhất của xứ hoa anh đào bởi có thể dùng làm súp miso, ướp gà, nấu lẩu... Thành phần của dashi mì Udon gồm tảo bẹ sấy khô, cá khô bào mỏng.
Chỉ cần bỏ hai thứ này vào, đun nóng chừng 10-15 phút, sau đó vớt ra là có nước dùng gốc.
Mì Udon luộc qua, khi dùng cho nước dashi lên, vậy là đã có một tô mì Udon thơm lừng, đặc trưng của Nhật Bản. Nếu bạn thích có thể cho các nguyên liệu như tempura, đậu hũ hay hành lá, trứng lên cùng.
Udon ngon nhất vẫn là những sợi mì dai mịn cùng nước súp trong veo, thanh đạm.
Xì xụp khi ăn mì Udon Nếu như bạn đang ăn mì trong một tiệm mì Udon của người Nhật thì chắc có lẽ bạn sẽ không thể cưỡng lại được tiếng húp xì xụp, những tiếng mút mạnh từng sợi mì của những người xung quanh và bắt chước theo ngay. Cả tiệm mì rất ít khi nghe được những lời trò chuyện cùng nhau mà toàn bộ không gian gần như là tiếng húp mì của từng thực khách.
Khung cảnh trong một tiệm mì Udon Nhật Bản
Khi ăn phát ra tiếng được xem như một hành động không hay trong ăn uống của người phương Đông và cả phương Tây nhưng với người Nhật ăn mì Udon như thế mới gọi là ăn, mới gọi là ngon. Người Nhật lý giải rằng điều này với những giả thuyết sau. Một là việc ăn phát ra tiếng động do người Nhật quá bận rộn với công việc, thời gian của họ rất quý báu chính vì thế họ luôn phải vội vàng trong cách ăn uống và dĩ nhiên việc phát ra tiếng khi ăn là vô cùng dễ hiểu và chấp nhận.
Với người Nhật, ăn mì phải phát ra tiếng mới ngon, mới thú
Giả thuyết tiếp theo là không khí được đưa theo mì vào miệng sẽ khiến người ăn cảm thấy thích thú hơn khi thưởng thức từng sợi mì. Tiếng mút khi ăn mì sẽ làm tăng vị ngon và làm giảm đi độ nóng của sợi mì khi bạn bỏ chúng vào miệng.
Dù là lý do gì mọi tầng lớp trong xã hội ở Nhật Bản vẫn giữ nét ăn mì độc đáo đó, vẫn xì xụp ồn ào, vẫn húp sạch hết cả tô mì.
Một hình ảnh khác bạn sẽ nhớ mãi ở bất cứ tiệm mì Udon nào của Nhật Bản chính là khuôn mặt của người ăn thường biến mất sau tô mì, từng tô mì sẽ được nâng lên đến tận miệng để không một giọt dashi hay một sợi mì nào bị rơi xuống đất. Chỉ khi nào tô mì sạch bóng bạn mới thấy được khuôn mặt của từng thực khách.
Mỗi chủ tiệm mì đều thấy vui và hài lòng khi nhận lại một tô mì không còn gì và nụ cười của khách hàng. “Nhập gia tùy tục” khi đến Nhật bạn hoàn toàn thoải mái bưng cả tô mì lên ăn, húp mì xoàn xoạt mà không sợ ai để ý nhưng nếu không phải Nhật Bản thì phải xem lại nha.
Tiệm mì Udon Nhật Bản Bạn có thể tìm thấy mì Udon trên khắp nước Nhật Bản. Giá một tô mì Udon ở các nhà hàng này trung bình khoảng 300 yên – 500 yên. Song cách ăn mì Udon đã khác đến khi bước chân vào một quán mì Udon cũng làm bạn bất ngờ bởi hầu như không có một cái ghế nào mà mọi người đều đứng ăn mì và đều tự phục vụ. Ở Nhật khi vào một tiệm mì Udon thì trình tự dành cho thực khách là như thế này:
1. Xếp hàng chờ đến lượt mình, sau đó lấy khay và nói loại mì mình chọn với đầu bếp tại quầy chọn mì.
2. Cầm khay đi qua quầy tempura và các món ăn kèm khác trước, chọn những món mình thích bỏ vào khay. Bạn có thể chọn thêm đồ uống nếu muốn tại đây.
3. Thanh toán tiền, lấy thêm muỗng, đũa, bột tempura… Vậy là bạn đã có một tô mì Udon đúng ý mình muốn, giờ chỉ việc đem mì ra bàn ăn rồi thưởng thức.
4. Cuối cùng là trả khay, tô, ly lại đúng nơi quy định.
Một trong những tiệm mì Udon tự phục vụ này phải kể đến là Hanamaru Udon.
Mentsudan Udon cũng là một trong những tiệm mì Udon nổi tiếng và luôn đông thực khách đến ăn bởi những sợi mì mịn màng, daishi thơm ngọt và cả nhân viên phục vụ luôn ân cần với từng thực khách.
Mentsudan Udon tại Nhật luôn được đánh giá cao bởi mì ngon, nhân viên phục vụ chu đáo và ân cần
Nếu có dịp đến ga Yokohama, bạn sẽ thấy có một tiệm mì Udon vẫn được người dân nơi đây gọi là “tiệm mì Udon đứng”.
Không hề có một cái ghế nào bởi ai đến đây đều phải đứng ăn mì
Không biết tiệm có từ bao giờ nhưng không ai ở Yokahama lại không biết đến quán mì nổi tiếng này. Chỉ có một cái bàn dài khi khách ăn mì ở phía bên này bàn, còn phía bên kia là đầu bếp. Đầu bếp không ngừng trao cho từng thực khách những tô mì Udon nóng hổi, thực khách không ngừng húp xì xụp từng sợi mì Udon, không ai nói chuyện vì đều đang thưởng thức hết cái ngon của tô mì.
Ăn thử một lần ở tiệm này, là bạn có thể nói là bạn đã “ăn mì Nhật theo kiểu Nhật”.
Đã có không ít thực khách đến vùng đất Kagawa nơi sản sinh ra Sanuki Udon – một trong tam đại Udon của Nhật Bản bởi mong muốn được một lần thưởng thức món mì Udon tại tiệm mì Yamauchi Udon. Với vị trí khiêm tốn và khá nhỏ nhưng Yamauchi luôn đông khách bởi những lời đồn về sự tuyệt hảo từ dashi đến từng sợi mì.
Nhìn vào bạn sẽ không thể tin đây là tiệm mì ngon nhất Kagawa
Nếu muốn đến đây, bạn phải đến sớm và tránh ngày thứ 5 hàng tuần vì đây là ngày nghỉ của tiệm và tiệm bán từ 9 giờ sáng đến khi hết mì thì sẽ đóng cửa. Chưa đi hết Nhật Bản nhưng có thể thấy mì Udon là một món ăn được ưa chuộng và không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người Nhật bởi bất cứ nơi đâu đều tìm được tiệm mì Udon.
Udon đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong đời sống của người Nhật Bản
Ăn Udon tại Việt Nam Chưa thể du lịch sang Nhật để thưởng thức Udon bạn vẫn có thể thử qua món mì này ngay tại thành phố Hồ Chí Minh với những nhà hàng sau đây.
Nhà hàng Udon Ebisu Nằm tại địa chỉ 35 Mạc Đĩnh Chi, quận 1, nhà hàng Ebisu vốn là địa chỉ quá quen với những ai yêu thích món Nhật, đặc biệt là mì Udon.
Nhà hàng Ebisu Udon
Dưới bàn tay của đầu bếp Ebisu, những tô mì Udon tại đây gần như không khác gì tại Nhật Bản từ màu xanh của rong biển, mùi vị củ cải bào đến những sợi mì to, dai. Tất cả sẽ khiến bạn khó mà bỏ qua tô mì Udon tại đây.
Mì Udon tại nhà hàng Ebisu
Chuỗi nhà hàng Marukame Udon Sẽ không có gì phải bàn cãi về chất lượng hệ thống nhà hàng Marukame Udon bởi đây là top 10 thương hiệu chuỗi nhà hàng nổi tiếng của thế giới.
Một nhà hàng Marukamen Udon tại thành phố Hồ Chí Minh
Dashi của mì Udon thanh, đậm đà, tempura vừa miệng và phục vụ lại nhanh là những gì Marukame Udon mang lại cho từng thực khách. Đặc biệt thực khách còn sẽ có cơ hội được nhìn đầu bếp tại nhà hàng chế biến từng tô mì Udon, điều này rất ít thấy tại Việt Nam.
Bạn sẽ được thấy mọi hoạt động làm mì tại Marukame Udon
Không giống như Ebisu, Marukame Udon có rất nhiều nhà hàng tại thành phố Hồ Chí Minh , bao gồm: 215 Lý Tự Trọng, quận 1; SC Vivo City tại Nguyễn Văn Linh, quận 7; Aeon Mall quận Tân Phú và cả Aeon Mall Bình Dương.
Chuỗi nhà hàng Phổ Đình Nổi tiếng là một trong những nhà hàng nướng của Nhật ngon nhất thành phố Hồ Chí Minh nhưng nếu thử qua món mì Udon tại đây bạn sẽ nhớ mãi mùi vị này.
Nhà hàng Phổ Đình tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Tp.HCM
Udon tại Phổ Đình không thua kém bắt cứ nhà hàng Nhật nào tại thành phố từ mùi vị của daishi, nguyên liệu tươi ngon và đặc biệt còn có nhưng sự sáng tạo trong các nguyên liệu kết hợp với mì Udon như Udon súp cay…
Sự hấp dẫn từ tô mì Udon tại Phổ Đình không thua kém bất cứ tô Udon của các nhà hàng khác
Với 7 nhà hàng hiện nay, bạn sẽ không phải quá khó khăn để có được một bữa ăn cùng với gia đình, bạn bè và cùng nhau thưởng thức món mì Udon tuyệt vời này. Những nhà hàng của hệ thống Phổ Đình: 2A Ngô Văn Năm quận 1, 67-69-71 Nam kỳ khởi nghĩa, quận 1; 01 Phan Văn Đạt quận 1; 73 Hoàng Văn Thái, quận 7…
Ý nghĩa mì udon Vào đêm Giao thừa, người Nhật có phong tục ăn mì, thường là mì Soba hoặc Udon. Bởi người Nhật tin rằng những sợi mì dài, biểu trưng cho sự trường thọ, ăn mì vào ngày này là để hy vọng đón một năm mới thật nhiều sức khỏe, sống lâu cùng con cháu.
Một tô mì Udon đơn giản nhưng lại mang đầy văn hóa, truyền thống của đất nước mặt trời mọc
Ăn mì Udon vào đêm giao thừa cũng mang ý nghĩa là cắt bỏ đi những điềm không may trong năm cũ và hy vọng một năm mới nhiều phúc lộc hơn. Vì thế với người Nhật nếu không được ăn mì Udon vào ngày đầu năm mà phải ăn vào ngày cuối năm.
Tại sao tết này chúng ta không thử ăn nấu mì Udon đãi cả nhà nhỉ???
Có một điều khiến chúng ta luôn phải khâm phục người Nhật chính là họ luôn biết đưa những gì nổi tiếng, tiêu biểu của đất nước mình lồng vào mọi hoạt động của người dân và cả khách du lịch để mọi người biết đến Nhật Bản nhiều hơn. Luôn biến những cái đơn giản nhất thành biểu tượng của quốc gia để khi nhắc đến là nhớ ngay đến Nhật Bản như chiếc dù Wagasa, những miếng sushi, sashimi và giờ là bát mì Udon.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.univietravel.com là vi phạm bản quyền